Những phi vụ mua bán sáp nhập đình đám được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước tăng trưởng đột phá cho công ty mẹ. Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó đã nhanh chóng thất bại thảm hại và cho thấy không phải lúc nào những nhà điều hành hàng đầu thế giới cũng đưa ra quyết định đúng đắn về các khoản đầu tư. Theo nghiên cứu của Đại học Harvard tỷ lệ thất bại các của thương vụ M&A sau khi thâu tóm dao động từ 75%-90%, con số này đã cảnh tỉnh cho các nhà điều hành về những ảo tưởng về hào quang ánh sáng tương lai khi xúc tiến các thương vụ.
1. Microsoft thâu tóm Nokia (2013): Gía trị thương vụ 7 tỷ USD
Vào thời điểm 2013, thị trường máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị cầm tay đang dần nổi lên như một xu thế mới trong tương lai. Để nhanh chân tham gia vào thị trường mới đầy hấp dẫn này, Microsoft đã quyết định mua lại Nokia với mức giá 7 tỷ USD khi tập đoàn Nokia đang đứng trên bờ vực phá sản. Nokia về tay của Microsoft được kỳ vọng sẽ giúp cho tập Nokia sớm hồi sinh với hệ điều hành Window Phone do Microsoft phát triển và sẽ trở lại mạnh mẽ trên thị trường điện thoại. Tuy nhiên, mọi tính toán đã không diễn ra như mong đợi khi tập đoàn Nokia đã không thể theo kịp mảng R&D so với các đại gia phát triển Smartphone khác. Vào cuối năm 2015 tập đoàn Microsoft đã phải ghi nhận khoản lỗ 7.6 tỷ USD liên quan đến khoản đầu tư này và thông báo sa thải hơn 15.000 nhân viên của Nokia trên toàn thế giới. Để kết thúc cho cuộc hôn nhân không thành công này, vào năm 2016 Microsoft đã bán lại Nokia cho một công ty con của Hon Hai/Foxconn Technology Group and HMD Global với mức giá 350 triệu USD.
2. Google mua lại Motorola (2012): Gía trị thương vụ 12.5 tỷ USD
Vào tháng 08 năm 2012, Google đã thông báo mua lại Motorola với mức giá 12.5 tỷ USD trong bối cảnh Motorola đã có quý thứ 5 liên tiếp ghi nhận lỗ. Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Google là Larry Page đã tiết lộ rằng, lý do thực hiện phi vụ này nhằm mục đích bảo vệ và củng cố thêm các danh mục sáng chế của Google. Tại thời điểm đó, Google đã có hơn 17.000 bằng sáng chế và 7.000 bằng sáng chế đang chờ được phê duyệt. Thêm vào đó, đây cũng là bước đi chiến lược để bảo vệ hệ điều hành Android do chính Google đang phát triển khi ngày càng nhiều các vụ kiện chống lại Google liên quan đến bản quyền của hệ điều hành này. Mặc dù lý do để thực hiện phi vụ khá rõ ràng và hợp lý, tuy nhiên đến năm 2014, Google đã phải bán lại Motorola với mức giá 2.35 tỷ USD cho tập đoàn Arris Group
3. Ebay thâu tóm Skype (2005): Gía trị thương vụ 2.6 tỷ USD
Vào tháng 09 năm 2005, một trong những thương vụ M&A đình đám tại thời điểm này được công bố khi Ebay chi 2.6 tỷ USD để sỡ hữu Skype. Ebay cho rằng việc thâu tóm Skype sẽ giúp bổ sung thêm tiện ích, giúp cho việc đấu giá giữa các thành viên trên Ebay sẽ trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, qua đó giúp cho việc gia tăng doanh thu trên trang Ebay. Rõ ràng giá trị mang lợi từ thương vụ này (synergies) rất tiềm năng. Lý thuyết là vậy, thực tế sau 4 năm thâu tóm, Ebay đã đi đến kết luận việc mua lại Skype là không cần thiết bởi vì hầu hết các thành viên không muốn trao đổi với người lạ thông qua Skype nếu như họ có thể email. Cuối cùng, Ebay đã bán lại Skype cho một nhóm các quỹ đầu tư công ty tư nhân với mức giá 1.9 tỷ USD vào năm 2019.
4. New Corp thâu tóm Myspace (2005): Gía trị thương vụ 580 triệu USD
Vào năm 2005, tập đoàn truyền thông New Corp đã thông báo mua lại Myspace với giá 580 triệu USD. Thương vụ này được xem là một ý tưởng tuyệt vời tại thời điểm đó khi Myspace đang là một mạng xã hội hàng đầu, việc sở hữu Myspace sẽ giúp cho các trang truyền thông đang được New Corp đỡ đầu dễ dàng tăng lượt traffic bằng cách dẫn dắt người đọc trên Myspace. Tuy nhiên, sự ra đời của Facebook đã khiến cho mọi sự toan tính đỗ vỡ và để kết thúc mối nhân duyên này, New Corp đã tháo Myspace với giá chỉ còn…35 triệu USD vào năm 2011.
Mặc dù không ít các phi vụ thất bại diễn ra, nhưng cũng có các phi vụ thành công đã giúp gia tăng vị thế cạnh tranh, mở rộng hệ sinh thái của tập đoàn và cuối cùng là mang lợi mức lợi nhuận thỏa mãn cho các cổ đông.