Tôi, 38 tuổi, làm việc gần 20 năm, vừa mới bị công ty sa thải: Đối mặt với nguy cơ trung niên, hãy làm rõ 3 điều trước khi rơi vào dòng xoáy đào thải
Hiện tại kinh tế khó khăn, chưa nói tới khủng hoảng kinh tế toàn cần gần đây, chỉ riêng việc đã gần 40 tuổi cũng là một trở ngại lớn. Đâu thiếu những doanh nghiệp không tuyển người trên 35 tuổi. Vậy, không lẽ người qua 35 tổi, là phải chấp nhận số phận ư?
Hai hôm trước tôi cùng ăn một bữa cơm với V., cậu ấy trông rất phiền não, uống vài ly rượu vào, cậu ấy bắt đầu trút hết ra. Chuyện là, cậu ấy nhận được thư của bên nhân sự, nói cậu ấy tự mình đi qua bên nhân sự nộp đơn nghỉ việc, thực ra, đây là một hình thức khuyến khích.
V. năm nay 38 tuổi, làm việc trong công ty đã được 20 năm, không có công quá to mà cũng chẳng quá vất vả, “Dựa vào đâu mà ở cái độ tuổi này rồi, chỉ vì không thể thức đêm tăng ca như ngày trước mà bảo tôi nghỉ việc?”
V. châm điếu thuốc, im lặng một hồi rồi nói tiếp, con trai vừa mới vào cấp 3, vợ đang mang thai em bé thứ 2, ba mẹ thì cứ thỉnh thoảng lại phải ghé bác sỹ một lần, làm gì đi đâu cũng cần tiền, nhưng đúng vào cái lúc này, công ty lại muốn cậu nghỉ vệc…
Nhưng nếu tới nước này rồi mà mình còn không chủ động thì sau này nhất định sẽ bị công ty làm khó và phải nghỉ việc trong bị động, đến lúc đấy thì liệu còn có chính sách bồi thường?
Nếu giờ chủ động xin nghỉ việc, về cơ bản là chấp nhận quyết định và phương án bồi thường của công ty, nhưng, nghỉ việc rồi thì biết đi đâu? Hiện tại kinh tế khó khăn, chưa nói tới khủng hoảng kinh tế toàn cần gần đây, chỉ riêng việc đã gần 40 tuổi cũng là một trở ngại lớn. Đâu thiếu những doanh nghiệp không tuyển người trên 35 tuổi. Vậy, không lẽ người qua 35 tổi, là phải chấp nhận số phận ư?
Nguy cơ trung niên là một cảm giác ra sao?
Nguy cơ trung niên là một cụm danh từ xuất hiện trên mạng, còn được gọi là “nguy cơ tuổi 35”, thường hay ám chỉ tới những người 35-50 tuổi, bởi lẽ, bước vào giai đoạn tuổi tác này, áp lực và trách nhiệm của chúng ta sẽ lớn hơn bất kì giai đoạn tuổi tác nào, càng phải chịu đựng nhiều, càng hoang mang, lo lắng, càng khủng hoảng, rồi bắt đầu nghi ngờ bản thân.
Hiện nay, người sau 35 tuổi kiếm việc ngày càng khó. Bản thân tôi là một thế hệ 8X, vài năm gần đây, tôi cũng bắt đầu cảm nhận được cái gọi là nguy cơ trung niên xảy tới với mình.
Có một thống kế nói rằng, một người sau khi làm việc được 5 năm sẽ đón lấy đỉnh sóng của việc đổi việc, một bộ phận nhỏ có thể tìm được bến đỗ tốt hơn, nhưng phần lớn còn lại lại không được như vậy.
Theo lý mà nói, 5 năm làm việc đầu đời là giai đoạn thanh xuân, giai đoạn mà chúng ta tạo ra giá trị nhanh nhất thông qua sức khỏe nhan sắc, tri thức… Giai đoạn này, tăng ca là chuyện thường tình.
Nhưng sau 5 năm, 10 năm, 20 năm, năng lực và chức vị của nhiều người lại không tỷ lệ thuận với tuổi tác, ngược lại còn hoang mang và thụt lùi hơn, và quan trọng là không còn khả năng thức khuya nữa.
Những người này, dù kinh nghiệm lâu năm nhưng biểu hiện lại rất bình thường, mỗi ngày đúng giờ đi làm, lười suy nghĩ, lười nâng cấp bản thân, cuối cùng trở thành quần thể bị cho nghỉ việc ở top đầu.
Đừng cho rằng giám đốc hay quản lý thì không có nguy cơ trung niên, nguy cơ tồn tại với mỗi người, rất nhiều ngành nghề đều có độ tuổi vàng cho riêng mình, chẳng hạn như ngành nghề Internet hay IT, độ tuổi vàng là tới 35, hoặc 40, 45. Trừ phi, bạn là người sáng lập.
Doanh nghiệp không phải nhà của bạn, ông chủ không phải ba mẹ bạn
Còn nhớ vài năm trước, trên mạng nổi lên một bài viết với tiêu đề “công ty không phải là nhà”, tác giả từng làm cho một tập đoàn lớn, sau khi tự mình trải qua làn sóng cắt giảm lớn nhất lịch sử của công ty, đã tổng kết lại cảm nhận của mình trong một bài viết.
Điều thú vị là, lãnh đạo công ty sau khi đọc được bài viết này đã hồi đáp lại dưới góc nhìn của một nhà quản lý, trong đó có không ít những quan điểm khách quan có phần hơi tàn khốc.
Ông chủ đó nói rằng lần giảm tải nhân viên này, ngoài những nhân viên mới ra thì còn có rất nhiều nhân viên cũ. Làm việc 10 năm rồi, gần 40, 50 tuổi mà vẫn dậm chân tại chỗ, quan hệ giữa nhân viên và công ty, là quan hệ lợi ích, đừng bao giờ xem công ty là nhà.
Ở nhà, con cái có khuyết điểm hay phạm sai lầm gì thì rồi ba mẹ cũng sẽ tha thứ, bỏ qua. Nhưng trong doanh nghiệp thì không thể như vậy. Doanh nghiệp chỉ có thể nhìn nhận vấn đề trên góc độ phát triển doanh nghiệp, trên góc độ toàn cục, đây mới đúng là “dĩ nhân vi bản”, là thể hiện trách nhiệm và công bằng với mọi nhân viên. Nếu chỉ đứng từ góc độ của một vài nhân viên mà xem xét vấn đề, vậy thì doanh nghiệp sẽ rơi vào vòng xoáy gia đình mến thương, khó mà có thể phát triển lớn mạnh được.
Vì vậy, nhân viên, bên cạnh việc cảm nhận sự ấm áp ở công ty, thì càng phải nhận thức rõ được những nỗ lực dưới áp lực, không thể nào xem công ty là một chốn thoải mái ăn ngủ nghỉ trong 8 tiếng đồng hồ. Mọi ông chủ đều không có ý định biến doanh nghiệp của mình thành một ngôi nhà dành cho nhân viên. Thị trường không phải là tổ chức từ thiện, mỗi một công ty chẳng qua cũng chỉ là một tổ chức kinh doanh đuổi theo lợi nhuận.
Muốn đứng vững ở nơi làm việc, thậm chí muốn càng làm càng khá giả hơn, vậy thì phải hình thành cho mình quan niệm “vì công việc của chính mình”, cái gọi là “trung thành” ở nơi làm việc, không phải là bảo bạn trung thành với công ty, tổ chức hay một lãnh đạo nào đó, mà là trung thành với “năng lực chuyên môn, tố chất nghề nghiệp và thương hiệu cá nhân” của chính mình.
Nhớ kĩ: công ty chỉ là một trong số các nền tảng giúp bạn sinh tồn và phát triển, nó không phải là tất cả, bạn có thể tận dụng nền tảng này để phát triển và chứng minh bản thân, nhưng đừng quá phụ thuộc vào một nền tảng cụ thể. Thông qua quan hệ “hợp tác, phối hợp” thay vì “phục tùng, phụ thuộc” để chứng mình bản thân, cùng nhau tạo ra lợi ích, đó mới là vương đạo.
Đối mặt với nguy cơ trung niên, tôi có 3 lời khuyên dành cho bạn:
Phương pháp hiệu quả để đối mặt với nguy cơ trung niên, không phải cứ đổi chỗ làm mới là được. Thay vào đó, hãy bắt đầu ngẫm về những phương diện này:
Thứ nhất, bỏ ra nhiều nỗ lực hơn, đi trước các bạn cùng trang lứa
Khi phần lớn mọi người vẫn đang ngày đi tối về mù quáng bù đầu vào công việc, thì có một vài người đã sớm làm quen với các anh tài và khách hàng tiềm năng trong giới kinh doanh, đồng thời có được sự tôn trọng của đối phương, tiến tới những mối quan hệ xã giao chất lượng hơn.
Người xuất sắc, luôn có những tư duy nỗ lực hơn người, họ luôn làm trước những việc mà tương lai mới cần nỗ lực đi làm, họ luôn đi trước đồng niên. Ở một thành phố xa lạ, họ không cần phải lo lắng tới tiền nhà hay giá cả leo thang nhanh như đi thang máy; ở trong môi trường chưa biết, cũng không cần quan tâm tới sự hỗn loạn trong môi trường việc làm. Dù có thất nghiệp, họ cũng chẳng phải mảy may lo lắng vì bản thân họ sớm đã có một đống những lời mời và giới thiệu từ tiền bối và bạn bè.
Người xuất phát sớm, dù có ngã thì bộ dạng cũng sẽ không quá khó coi. Tuổi tác là con hổ chạy phía sau mỗi chúng ta, tất cả mọi người, dù muốn hay không thì cũng sẽ luôn bị con hổ này theo sát và đe dọa. Chỉ khi thắng được thời gian, chúng ta mới có khả năng thắng được cả thế giới.
Thứ hai, chuyển đổi sang những vị trí khác trong ngành có thể giúp phát huy sở trường
Chẳng hạn như bạn làm ngành công nghiệp Internet, khi mà tuổi tác đã bước vào giai đoạn cao, bạn nên có ý thức bắt đầu chuyển đổi chuyên môn, đừng ở mãi vị trí kĩ thuật hay kinh doanh, phạm vi chuyển đổi thường bao gồm “giáo viên đào tạo, cố vấn nhóm hay lập kế hoạch vận hành.”
Công ty trước đây của tôi là cơ sở đào tạo và giáo dục trực tuyến lớn nhất cả nước, bên dưới có các chi nhánh đào tạo trong các lĩnh vực khác nhau, cá nhân tôi đang tạm thời phụ trách đào tạo CNTT. Thực tế, giáo viên đào tạo thực sự là một vị trí không có yêu cầu quá cao về độ tuổi, nhưng lại có những yêu cầu nhất định đối với kinh nghiệm làm việc và khả năng chuyên môn của bạn. Nếu bạn đã từng làm việc trong các công ty lớn trước đó, bạn hoàn toàn có thể có khả năng cạnh tranh tốt ở vị trí này với bằng cấp của mình.
Tuy nhiên, biết làm việc và biết truyền đạt kiến thức lại là hai việc khác nhau, bạn giỏi làm việc nhưng nó không đồng nghĩa rằng bạn giỏi trong việc dạy học, muốn chuyển đổi sang vị trí khác tất nhiên cũng cần tới một quá trình tích lũy, nhưng so với người trẻ mà nói, người trung niên sẽ có lợi thế hơn trong phương diện chuyển đổi vị trí công tác.
Thứ 3, người khôn ngoan là người đầu tư trước
Có những người bạn của tôi tới năm 2015 mới bắt đầu ý thức được tầm quan trọng của bất động sản. Một người bạn đã mua một căn nhà khoảng 60 mét vuông ở ngoại ô thành phố lớn, hai năm sau, người vợ lại mua thêm một căn 40 mét vuông. Vì mua sớm và cũng đều là nhà nhỏ nên áp lực tiền nhà đều nằm trong phạm vi cho phép, dự tính tới năm 2023 là có thể trả hết sạch sành sanh.
Hiện tại cũng đã bắt đầu cho thuê, bắt đầu có đầu vào. Năm ngoái, họ lại mua thêm một căn ở quê, kế hoạch của họ là: sau này nghỉ hưu thì về căn nhà ở quê ở, hai căn nhà ở thành phố lớn thì sẽ để đó cho thuê.
Người khôn ngoan, luôn sớm có những dự định tính toán cho riêng mình, và tốt nhất là càng sớm càng tốt, thay vì kiếm được đồng nào tiêu hết đồng đó, hãy lên kế hoạch quản lý tài chính thích hợp để có những lo liệu trước cho tương lai sau này. Sống hết mình cho hiện tại, nhưng cũng đừng quên tính toán cho những điều bất ngờ ập tới trong tương lai.
Là một người trung niên ở nơi làm việc, bất kể là bản thân hay gia đình, ai cũng đều gánh trên vai những áp lực không hề nhỏ, ngoài việc không ngừng thay đổi, tối ưu hóa về mặt tư duy và hành động trong công việc, cuộc sống hàng ngày cũng cần chú ý khống chế dục vọng, cám dỗ bên ngoài xã hội, có thời gian hãy đọc nhiều hơn các sách về tâm lý hoặc kinh tế, bớt sa đà vào những hoạt động tiêu cực hay nợ nần.
Đối với những người trung niên đã thất nghiệp, đừng quá chấp niệm hay bảo thủ rằng trước đây mình làm ngành nghề này thì bây giờ chỉ tìm việc ở ngành nghề này, bạn hoàn toàn có thể thoát ra khỏi ngành nghề đó và tìm tới một công việc khác phù hợp với mình. Tất nhiên, điều kiện cần và đủ vẫn là bạn phải là một người có năng lực, chứ không phải những người vốn dĩ lười biếng, không có chí tiến thủ.