Chương trình ESG Startup Bootcamp cho các startup trong lĩnh vực Greentech và Kinh Tế Xanh. Tìm hiểu thêm.

HomeOur BlogCrowdfunding – Cánh cửa mở cho kinh doanh khởi nghiệp

Crowdfunding – Cánh cửa mở cho kinh doanh khởi nghiệp

Gọi vốn cộng đồng là gì?

Crowdfunding là một thuật ngữ không hề xa lạ với cộng đồng khởi nghiệp quốc tế. Giải thích đơn giản, crowdfunding là một hình thức nhận vốn từ cộng đồng, cụ thể là cộng đồng mạng chung tay góp vốn để hiện thực hóa một ý tưởng hoặc một sản phẩm mới. Để khuyến khích đóng góp, chủ dự án tặng cho người ủng hộ những món quà lưu niệm hoặc ưu đãi khi mua sản phẩm. Phần tiền ủng hộ (pledge) thực chất có thể xem là tiền đặt mua sản phẩm trước khi sản phẩm ra đời. Vì mua trước và rằng tồn tại rủi ro không nhận được sản phẩm, tiền đặt mua thường thấp hơn giá thị trường từ 30% – 50%.

Startup nhận được gì từ gọi vốn cộng đồng?

Cái lợi đầu tiên phải kể đến đối với doanh nghiệp là vốn. Đây là lý do vì sao hình thức này thu hút nhiều dự án khởi nghiệp tham gia đến vậy, đặc biệt là những công ty chưa có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn đa dạng, chưa có kinh nghiệm kinh doanh hay chưa đủ khả năng để gọi vốn từ nhà đầu tư hoặc ngân hàng. Với crowdfunding, người gọi vốn chỉ cần thuyết phục được cộng đồng mạng mở hầu bao. Dần dần, số người ủng hộ tăng lên, doanh nghiệp thu về lượng tiền lớn đến bất ngờ, đủ để phát triển và cho ra đời sản phẩm mình hứa hẹn.

Lợi thế thứ hai cần đề cập đến là việc khảo sát thị trường. Những ý tưởng sản phẩm của công ty khởi nghiệp thường là những sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường hoặc có những tính năng độc đáo. Vậy làm sao biết được sản phẩm này, tính năng kia sẽ được thị trường đón nhận? Sẽ rất tốn kém và lãng phí nếu bỏ ra cả tấn tiền phát triển sản phẩm, đầu tư máy móc, sản xuất ra lô hàng đầu tiên, tiếp thị sản phẩm, để rồi vỡ lẽ ra thị trường không đón nhận vì lý do nào đó… Với việc gọi vốn cộng đồng, thì kết quả và phản ứng thị trường chính là bảo chứng xác thực nhất về tiềm năng sản phẩm. Người tiêu dùng có thể trả lời qua loa trong phiếu thăm dò thị trường, nhưng khi họ có thể mạnh dạn bỏ tiền ra để mua một sản phẩm chưa ra đời, sản phẩm đó chắc chắn phải hấp dẫn một mức độ nhất định và đảm bảo được mức độ thành công khi nó ra đời.

Những trở ngại gì cho mô hình này?

Trở ngại lớn nhất có lẽ là không có gì đảm bảo rằng sau khi gọi vốn, chủ dự án sẽ cho ra đời sản phẩm và đưa đến tay cộng đồng như đã hứa. Hình thức gọi vốn cộng đồng cho đến nay vẫn theo hướng tự phát, nhà nước cũng chưa có bất kỳ hình thức quản lý hay kiểm soát nào đối với các doanh nghiệp và dự án về vấn đề này. Thực ra, điều này là hiển nhiên, vì vốn dĩ hình thức gọi vốn cộng đồng về bản chất đó là “cởi trói” cho các ý tưởng, các sản phẩm, và hoàn toàn phó thác cho “bàn tay vô hình” của thị trường quyết định khả năng gọi vốn của ý tưởng, sản phẩm đó.

Và cũng có lẽ vì vậy, mà đến thời điểm này, Mỹ là nơi gọi vốn cộng đồng phát triển mạnh mẽ nhất do suy nghĩ cởi mở, mức độ chấp nhận rủi ro cao, và sự yêu thích sản phẩm ý tưởng mới của cộng đồng mạng.

Cơ hội gì cho doanh nghiệp Việt Nam?

Vậy doanh nghiệp Việt Nam nên tiếp cận cánh cửa mở này như thế nào? Một công ty Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia gọi vốn bình đẳng như những công ty khác trên thế giới do tính mở của mạng gọi vốn cộng đồng thế giới (như IndieGoGo, KickStarter). Những sản phẩm mới lạ, không nhất thiết chỉ trong lĩnh vực công nghệ, mà có thể trong lĩnh vực nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ, thậm chí nông sản, thực phẩm,… có thể tiếp cận không chỉ nguồn vốn cộng đồng trong nước mà còn có thể áp dụng cách kêu gọi đầu tư rộng rãi hơn đến với người tiêu dùng trên thế giới về sự xuất hiện của mình.

Nếu bạn đã từng đọc qua câu nói “Bạn có thể đạt được gần như tất cả mọi thứ nếu bạn mong muốn đủ nhiều, làm việc đủ lâu và nỗ lực đủ lớn”, chắc hẳn bạn sẽ không còn chần chừ thử thách và thay đổi bản thân, kể cả trong việc kinh doanh của bạn.

KEC Venture sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống từ giai đoạn Prototype cho đến định giá, fund seeding với đội ngũ chuyên gia hàng đầu ở các lĩnh vực để đảm bảo dự án của bạn thành công.

Share:

Leave A Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like

* Khi người cư trú chuyển nhượng vốn tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh...
Trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển ngày càng tinh vi, phần lớn là nhờ những tiến bộ...
Mobileye, công ty tạo ra bộ não đằng sau các phương tiện tự hành, sẽ ra mắt công chúng Công...